Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

THẮNG VÀ BẠI / NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT


Ngày xưa thường có khẩu hiệu: "Quyết tâm đánh THẮNG giặc Mỹ xâm lược" Và: "Quyết tâm đánh BẠI giặc Mỹ xâm lược". Không hiểu tại sao trong tiếng Việt trong cùng một câu, chữ THẮNG và chữ BẠI ngược nhau về ý nghĩa, khi để vào vị trí như nhau (như ở trên) mà ý nghĩa của toàn bộ 2 khẩu hiệu vẫn giống nhau.

Vấn đề bạn đưa ra thiên về ngữ pháp, mà ta thường nghe ..."Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam.".

1. Khi nói ThắngBại đối nghĩa nhau, đó là ta đang xét 2 chữ đó theo cùng từ loại.

Ví dụ: "Thắng không kiêu, bại không nản." Ở đây ta thấy chúng cùng là động từ.

2. Xét 2 câu bạn đưa ra ta thấy 2 chữ Thắng, Bại đó không cùng từ loại. Chỉ vì có chữ Đánh thêm vào khiến cho ta tối mắt. Nếu bỏ chữ Đánh ra, bạn sẽ thấy ngay.

"Quyết tâm đánh THẮNG giặc Mỹ xâm lược"

"Quyết tâm đánh BẠI giặc Mỹ xâm lược"

Bỏ chữ ...Đánh ...sẽ được....

"Quyết tâm THẮNG giặc Mỹ xâm lược"

"Quyết tâm BẠI giặc Mỹ xâm lược"

Rõ ràng, câu trên vẫn còn nguyên nghĩa, trong khi câu dưới thì ...không còn nghĩa như trước.

Vì chữ Thắng trong câu trên là động từ. Đánh Thắng là cách nói dài của động từ Thắng mà thôi. Vì vậy mà nó không thể rời vị trí.

Và chữ Bại trong câu dưới là trạng từ, có nhiệm vụ bổ nghĩa cho động từ Đánh. Đánh thế nào? Thua hay thắng? Rõ ràng ta thấy nó rất quan trọng, không có không được. Vì nó là trạng từ nên có thể thay đổi vị trí trong câu.

"Quyết tâm đánh BẠI giặc Mỹ xâm lược" -> "Quyết tâm đánh giặc Mỹ xâm lược BẠI"

Bài việt bởi: Thiên Vương

Nguồn/ Source: http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=2948&page=2

Không có nhận xét nào:

Soundtrak of DaiNgan'Blog