Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

THI TIÊN / THI THÁNH / THI PHẬT / THI QUỶ

LÝ BẠCH / THI TIÊN:

Lý Bạch (701- 762) là nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường. Vào cuối đời nhà Tùy, một người họ Lý do thiếu nợ phải trốn ra Tây Vực, kết duyên cùng một Man bà (phụ nữ Tây Vực), đến năm Trường An nguyên niên sinh ra Lý Bạch (lúc này nhà Đường đang có sự biến do Võ Tắc Thiên gây ra). Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là: Tửu trung tiên, Lý Trích Tiên. huyền thoại Thi Tiên Lý Bạch nhảy xuống sông ôm trăng rồi cưỡi kình ngư bay lên trời. Về sau này, Đỗ Phủ, thua ông 11 tuổi, được tôn làm Thi Thánh.


ĐỔ PHỦ / THI THÁNH:

Đỗ Phủ (712770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755. Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Ông từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh.


VƯƠNG DUY / THI PHẬP:

Vương Duy (701-761), tự Ma Cật. Ông là một nhà thơ, một họa sĩ, một nhà viết thư pháp và một chính khách nổi tiếng đời Đường. Với phong cách tinh tế, trang nhã. Ông là người tinh thông về Phật học và theo trường phái Thiền tông. Trong Phật giáoDuy Ma Cật kinh, là kinh sách do Duy-ma-cật dùng để giảng dạy cho môn sinh. Vương Duy là người kính trọng Duy-ma-cật do ông có tên là Duy, tự là Ma Cật. Ông còn được người đời gọi là Thi Phật.


LÝ HẠ / THI QUỶ:

Lý Hạ (790816) là một nhà thơ trong một thời đại cực thịnh của thi ca Trung Hoa - Đường thi. Cái chết của Lý Hạ được đời sau truyền lại cũng nhuốm màu huyền thoại: khi ông bệnh nặng, bỗng có một vị tiên mặc áo lụa đào, cưỡi con rồng màu đỏ bay đến bên cửa, tay cầm một cuốn sách trao cho Lý Hạ và nói: Thượng đế đã cho xây xong lầu Bạch Ngọc, xin mời ông lên gấp để viết cho bài ký (Đế thành Bạch Ngọc lâu, lập chiêu quân vi kí). Lát sau thì Hạ mất (theo Tiểu truyện Lý Hạ-Lý Thương Ẩn).

Nguồn/ source: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_H%E1%BA%A1

Không có nhận xét nào:

Soundtrak of DaiNgan'Blog