Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

BÀI TẬP XÁC ĐỊNH LỖI


Có 2 dạng bài xác định lỗi: lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.

Lỗi sai chính tả: Người ra đề sẽ cho một từ viết sai chính tả (sai vì thừa hoặc thiếu chữ cái). Nhiệm vụ của các em là phải tìm ra lỗi sai đó thông qua kiến thức từ vựng đã học.

Lỗi sai ngữ pháp:
Đây là dạng phổ biến nhất trong dạng bài xác định lỗi sai. Dưới đây là một số lỗi mà các đề thi thường yêu cầu các em tìm ra:

Sai về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Quy tắc cơ bản là chủ ngữ số ít đi với động từ chia ở dạng số ít, chủ ngữ số nhiều đi với động từ chia ở dạng số nhiều. Ngoài ra còn có một số trường hợp khác mà các em cũng phải nắm vững.
Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau
I like (A) pupils (B) who works (C) very hard (D).
Who ở đây là thay cho pupils vì vậy động từ trong mệnh đề quan hệ phải phù hợp với chủ ngữ tức ở dạng số nhiều. Do đó lỗi sai cần tìm là C.

Sai về thì của động từ
Nếu các em lưu ý đến trạng ngữ chỉ thời gian trong câu thì việc xác định thì của động từ sẽ vô cùng dễ dàng.
Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau
We (A) only get (B) home (C) from France (D) yesterday.
Do có trạng từ yesterday (hôm qua) nên động từ phải chia ở thì quá khứ - lỗi sai cần tìm là B.

Sai đại từ quan hệ
Các đại từ quan hệ who, whose, whom, which, that... đều có cách sử dụng khác nhau. Ví dụ who thay thế cho danh từ chỉ người đóng vai trò là chủ ngữ, which thay thế cho danh từ chỉ vật...
Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau
He gave (A) orders to the manager (B) whose (C) passed them (D) on to the foreman.
Whose là đại từ quan hệ đóng vai trò là tính từ sở hữu. Trong trường hợp này ta dùng một đại từ bổ nghĩa cho danh từ manager. Do đó, ta dùng who – lỗi sai cần tìm là C

Sai về bổ ngữ
Các em phải chú ý khi nào thì dùng to infinitive, bare infinitive hoặc V-ing.
Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau
I want to travel (A) because (B) I enjoy to meet (C) people and seeing new places (D).
Ta có cấu trúc: enjoy + V-ing nên lỗi sai cần tìm là C.

Sai về câu điều kiện
Có 3 loại câu điều kiện với 3 cấu trúc và cách dùng khác nhau. Chỉ cần ghi nhớ và áp dụng đúng thì việc xác định lỗi sai sẽ không hề khó khăn.
Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau
What would (A) you do (B) if you will win (C) a million (D) pounds?
Đây là câu điều kiện không có thực ở hiện tại nên động từ ở mệnh đề if chia ở quá khứ. (To be được chia là were cho tất cả các ngôi).

Sai về giới từ
Giới từ thường đi thành cụm cố định như to be fond of, to be fed up with, to depend on, at least.... Các em cần phải học thuộc lòng những cụm từ đó.
Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau
We're relying (A) with (B) you to find (C) a solution (D) to this problem.
To rely on sb: tin cậy, trông đợi vào ai. Do đó, B là đáp án cần tìm.

Sai hình thức so sánh
Có 3 hình thức so sánh là so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất. Các em phải nắm vững cấu trúc của từng loại vì người ra đề thường cho sai hình thức so sánh của tính/ trạng từ hoặc cố tình làm lẫn giữa 3 loại so sánh với nhau.
Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau
The North (A) of England (B) is as industrial (C) than the South (D).
Đây là câu so sánh hơn vì có thanas industrial phải được chuyển thành more industrial.

So...that... và such...that...
Ta có 2 cấu trúc câu sau:
So + adj/ adv + that + clause
Such + (a/ an) + adj + n + that + clause
Quan sát câu đã cho xem có mạo từ a/ an hay danh từ hay không để dùng so hoặc such.
Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau
It seems (A) like so (B) a long way to drive (C) for just (D) one day.
Có mạo từ a nên câu phải dùng cấu trúc such...that... B là đáp án cần tìm.

Many và much
Các em học sinh cũng hay nhầm lẫn giữa manymuch. Many dùng trước danh từ đếm được số nhiều còn much dùng trước danh từ không đếm được.
Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau
I don't want to invite (A) too much (B) people because (C) it's quite (D) a small flat.
People là danh từ đếm được nên phải dùng many thay cho much.
Samples

Xác định từ có gạch chân dưới cần phải sửa để câu sau trở thành chính xác:
1. My uncle lived (A) in Hanoi since (B) 1990 to 1998, but he is now living (C) in (D) Hue.
2. I’d like to go (A) on a holiday (B), but (C) I haven’t got many (D) money.
3. My shoes need (A) mend (B) so (C) I take them (D) to a shoes-maker.
4. The weather is (A) more hot (B) as (C) it was (D) yesterday.
5. By the time (A) the (B) police come (C) the robber had run (D) away.
6. They had to (A) sell their (B) house because of (C) they needed (D) money.
7. The teacher said (A) that Peter had made (B) much (C) mistakes in (D) his essays.
8. Peter said (A) that it was (B) her which (C) had stolen (D) his suitcase.
9. It was so (A) a funny film (B) that (C) I burst out laughing (D).
10. Before (A) to go (B) out, remember (C) to turn off (D) the lights.
Đáp án bài thi mẫu trong bài học Đi tìm “cặp đôi” cho câu

Chọn phương án (theo A, B, C, D) có nghĩa gần nhất với câu cho trước

1. Key: C
Giải thích: Câu nói trực tiếp trên là một lời nhắc nhở. Tương ứng với nó là cấu trúc “to remind sb to do sth” nên C là đáp án đúng. (Lưu ý: khi đã có remind rồi thì not forget to… là thừa).

2. Key: B
Giải thích: Đây là câu bị động đặc biệt. Thì của động từ chính phụ thuộc vào động từ “is” ở trên còn động từ ở mệnh đề sau phụ thuộc vào động từ “escaped” ở trên. Vì escape được chia ở quá khứ nên ở câu tương đương nó phải được chuyển thành “to have escaped”. Do vậy, B là đáp án đúng.

3. Key: A
Giải thích: Ta cần tìm một câu bị động cho câu gốc chủ động. Money là danh từ không đếm được nên tobe phải chia ở số ít. Vậy A là đáp án đúng.

4. Key: C
Giải thích: so as toin order to đều có nghĩa là để làm gì nhưng chỉ có in order not to trong 4 phương án trên là hợp lý nên C là đáp án đúng.

5. Key: D
Giải thích: Câu gốc ở thì quá khứ đơn nên câu có nghĩa tương đương cũng phải ở thì quá khứ đơn. Hơn nữa, sau động từ “drink” cần một tân ngữ nên đáp án đúng là D.

6. Key: D
Giải thích: Câu gốc là câu so sánh hơn của động từ cook (Jane hơn Daisy) nên câu tương đương dùng so sánh không bằng phải có nghĩa “Daisy không bằng Jane”. Vì bổ sung ý nghĩa cho động từ nên ta phải dùng trạng từ (well) chứ không phải tính từ (good). Vì thế, D là đáp án đúng.

7. Key: C
Giải thích: Tương đương với câu gốc là cấu trúc “It is + adj + to do sth” nên C là đáp án đúng.

8. Key: A
Giải thích: Câu nói của John rõ ràng là một lời quở mắng. Có hai từ reproachscold đều là trách mắng nhưng scold thường dùng để nói về việc chê trách hành vi của người khác còn reproach là trách mắng vì ai đó đã không hoàn thành hay làm được việc gì như mong đợi. Vì thế ta chọn A.

9. Key: C
Giải thích: Đây là một tình huống mang tính giao tiếp xã hội. Đoạn hội thoại trên là một lời mời và lời từ chối, và vì vậy C là đáp án đúng.

10. Key: C
Giải thích: Câu trên liên quan đến vai trò của động từ khuyết thiếu “will”. Câu nói của Ivan thực chất là một lời hứa nên trong 4 từ “apologised”, “offered”, “promised” và “suggested” thì promised là từ gần nghĩa nhất.

Nguồn / Source : http://globaledu.com.vn/Thong-Tin-Chi-Tiet/1741/1741

CHỦ NGỮ GIẢ

Trước tiên cần hiểu thế nào là chủ từ giả, chúng ta cùng xem các ví dụ sau nhé:

This is my book. It is very interesting.
Đây là quyển sách của tôi. Nó rất hay.

"
" ở đây là cái gì? chính là quyển sách, là vật cụ thể, ta nói đây là chủ từ (thật)

It is very interesting to watch this film.
( Nó ) thật thú vị để xem bộ phim này.

"Nó" trong câu này là cái gi? không là gì cả, nó chỉ đứng trước is để làm chủ từ cho động từ này thôi chứ không ám chỉ vật nào cả. Người ta gọi "it" này là chủ từ giả.

Trong phạm vi bài học này học về sự biến hóa với 3 cấp độ khác nhau, trong đó 2 cấp độ có sự tham gia của chủ từ giả
it.

Cấp độ 1: ( chủ từ là : to inf, Ving that clause)

Ví dụ:

To learn English is difficult. ( chủ từ là to inf. )
Learning English is difficult. ( chủ từ là Ving )
That we can't go abroad is obvious. ( chủ từ là that clause ) => việc mà chúng tôi không thể đi nước ngoài là hiển nhiên

Cấp độ 2: ( Dùng chủ từ giả :it )

Cách biến đổi từ cấp độ 1 qua cấp độ 2 là dùng chủ từ giả
it thế vào chủ từ thật rồi đem chủ từ thật ra phía sau:

It is difficult to learn English. ( đem chủ từ thật là cụm to inf. ra sau rồi dùng chủ từ giả it thế vô làm chủ từ)
It is difficult learning English.
It is obvious that we can't go abroad.

Cấp độ 3: ( Dùng thêm động từ trước chủ từ giả it )

Để có cấp độ này ta thêm chủ từ
: we, I ... và động từ : think, consider, make, find, believe ... trước it, sau đó bỏ động từ to be đi, các phần khác giữ nguyên ( mẫu này không dùng dạng Ving )

We think it difficult to learn English.
We think it obvious that we can't go abroad.

Như vậy câu đề áp dụng cấp độ 3 dạng mệnh đề that, thử viết lại câu đề cho ở các cấp độ nhé:

That she was a typical teacher was an honour.

It was an honour that she was a typical teacher.
( đem chủ từ thật là mệnh đề that ra sau rồi dùng chủ từ giả it thế vô làm chủ từ)

Miss Joan found it was an honour that she was a typical teacher.
Miss Joan found it an honour that she was a typical teacher.

Nguồn / Source : http://thptxuanloc.com/forum/showthread.php?t=2154

PHÂN BIỆT CÁCH SỬ DỤNG TỪ: HOUSE / HOME



Người Anh khi nói đến chữ home thường ngụ ý một căn nhà nhỏ, ấm cúng, có lò sưởi và có ghế bành đu đưa, nghĩa là một nơi ta có lòng cảm mến, vì cha mẹ anh chị em hay ông bà đã sống ở đó. Home là nơi khi trở về ta cảm thấy lòng êm ả. "Home is where the heart is." Bên ngoài là một khu vườn nhỏ có những luống hoa có bàn tay người mẹ hay ngườì vợ săn sóc. Chữ house không có nghĩa ấm cúng ràng buộc ấy.

House: cái nhà

My parents have a five-bedroom house.
Ba má tôi có một ngôi nhà 5 phòng ngủ.

Trong những thí dụ bên dưới đây House có những nghĩa mà home không có:

The House of Representatives
Hạ viện, viện dân biểu (Senate=Thượng Viện)

House of God
Nhà thờ

Opera house
Nhạc viện

House wine
Rượu thường trong tiệm ăn

His final song brought the house down.
Bài hát cuối cùng của ca sĩ được toàn thể cử toạ trong hí viện hoan nghênh nhiệt liệt.


House arrest
Bị giam lỏng ở nhà

House of detention
Nhà tù

To house-break
Dạy cho chó hay mèo không bậy hay tè trong nhà

House-breaker
Tên trộm bẻ khoá vào nhà

To make a house call
Bác sĩ đến khám bịnh tại nhà.
(Tương tự: Home visit=Bác sĩ hay y-tá đến khám bịnh tại nhà)

House of Commons
Viện Thứ dân bên Anh (Phân biệt: House of Lords=Viện Quí tộc bên Anh)

House-warning party
Bữa tiệc mừng nhà mới

Housewife
Người vợ lo việc nội trợ, không đi làm
(Tương tự: House husband=Người chồng làm việc ở nhà lo nấu ăn, lau nhà; không đi làm)

House sitter
Người được mướn đề săn sóc nhà cửa khi chủ nhà đi vắng
(To house sit=Săn sóc nhà cửa khi chủ đi vắng)



Home: [trừu tượng] nhà ở, gia đình, tổ ấm, quê hương...

Sit down and make yourself at home
Xin ngồi và tự nhiên như ở nhà

Home away from home
Một nơi ta coi thân mật ấm cúng như ở nhà

Take home
Mang lương/đồ ăn về nhà

Home sweet home
Căn nhà êm ấm

Hearth
Phần nhà quanh lò sưởi.
Hearth and home
Hai tiếng chỉ sự ấm cúng trong nhà và trong gia đình.
Hay dùng chung với nhau trong văn thơ.
The joys of hearth and home
Niềm vui trong gia đình.

Home is where the heart is
Gia đình là nơi lòng ta cảm thấy ấm cúng

[Xem thêm: Random House Dictionary of Popular Proverbs and Sayings, by Gregory Y. Titelman (1996).]

Home còn chỉ nhà dưỡng lão:
I never want to put my mother in a home.
Tôi không muốn để má tôi vào ở nursing home-viện dưỡng lão.

Home economics
Môn tề gia nội trợ dạy khâu vá, nấu ăn

On the home front
Ở hậu phương.

The president also praised the families on the home front
Tổng thống cũng ngợi khen các gia đình binh sĩ ở mặt trận hậu phương

The Home Office
Tiếng dùng bên Anh chỉ Bộ Nội Vụ (bên Mỹ: Department of the Interior).
Bộ trưởng Nội Vụ bên Anh: The Home Secretary, hay: Secretary of State for Home Affairs.

Home-grown vegetables
Rau trồng trong vườn ở nhà

Home page
Trang nhà (=Main page)

Home-school
Dạy học con cái ở nhà, chứ không gửi chúng tới trường

On my way home
Trên đường về nhà

To see (take) someone home
Đưa ai về nhà
Anybody home?
Có ai có nhà không?

Home folks
Cha mẹ.
This weekend I’m driving to see my folks
Cuối tuần này tôi lái xe về thăm gia đình.

Homecoming event
Đấu banh và khiêu vũ hàng năm ở trường đại học.

Nguồn / Source : http://truyenky.vn/showthread.php?t=40558&page=1

QUY TẮC PHÁT ÂM TRONG TIẾNG ANH -S; -ES; -ED

Nguyên âm (vowels): ue oai

Lưỡi nằm giữa khoang miệng, và không chạm vào bất cứ bộ phận nào trong miệng.

Phụ âm (consonants): 3 nhóm

Môi (lips): để phát âm, 2 môi phải chạm nhau, ví dụ "M", "B", "P"; hoặc môi phải chạm răng, ví dụ "V", "F".

Sau răng (behind the teeth): lưỡi chạm phần sau của hàm trên, ví dụ "N", "L", "D",...

Họng (throat): âm đi từ cuống họng (khi phát âm phải cảm thấy cuống họng rung), ví dụ "H", "K",...

Ngoài ra, phụ âm còn được chia làm 2 nhóm sau:

Vô thanh (voiceless), hay âm có gió: nếu bạn để bàn tay trước miệng khi phát âm, bạn sẽ cảm thấy có gió đi ra.

Hữu thanh (voiced), hay âm không gió: Tất cả nguyên âm đều là âm không gió.


8 phụ âm có gió "thoáng t phía kia sao chổi sáng pừng"

Nguyên tắc:

Những động từ tận cùng bằng phụ âm có gió, khi chuyển sang thì quá khứ, "ED" được phát âm là "T", ví dụ stopped (/t/); âm không gió, phát âm là "D", ví dụ lived (/d/).

"S" hoặc "ES", được thêm vào danh từ hoặc động từ ngôi thứ 3 số ít, được phát âm là "S" đối với từ tận cùng bằng âm gió, ví dụ thinks (/s/); ngược lại, âm không gió, phát âm là "Z", ví dụ loves (/z/).

Lưu ý 2 trường hợp highlight sau:

Khi thêm "ED" vào động từ tận cùng bằng âm "T" hay "D", bạn phải phát âm thành /id/, ví dụ wanted.

"S" hoặc "ES" sau khi thêm vào những từ tận cùng bằng âm "S", "Z", "/CH/", "/DZ/", "/SH/", "/ZH/" được phát âm là /iz/, ví dụ teaches, pronounces.

Cuối cùng, một lưu ý rất quan trọng, tất cả những cách phân loại trên đây đều áp dụng cho ÂM, chứ không phải CHỮ CÁI. Ví dụ từ "laugh" thì âm tận cùng là "F" chứ không phải là "GH" hay "H"; trong khi đó, từ "weigh" được phát âm là /wei/, có nghĩa là tận cùng là 1 nguyên âm. Vì vậy, bạn cần phải đọc đúng theo trong từ điển trước khi có thể áp dụng các quy tắc phát âm này.
Các bạn chú ý mấy cái dòng mà tớ tô màu đỏ nhé, cái này hơi khổ một chút : những từ có phát âm tận cùng là "S", "Z", "/CH/", "/DZ/", "/SH/", "/ZH/" là những từ có kết thúc bằng những chữ sau : ce, x, z, sh, ch, s, ge.

Soundtrak of DaiNgan'Blog